Các bạn đang có ý định đi Top 2 hoặc D2 thì sẽ phải phỏng vấn Đại sứ quán. Đây là một trong những phần cực kì quan trọng ảnh hưởng đến tỉ lệ đỗ visa. Các bạn cùng tham khảo để có sự chuẩn bị tốt nhất nhé.
HÌNH THỨC PHỎNG VẤN
Đại sứ quán Hàn từ tháng 2/2020 ra quy định: Tất cả các trường hợp nộp hồ sơ xin visa đi du học Hàn thì đều phải qua sứ quán Hàn phỏng vấn, trừ trường hợp đi những trường cấp mã code visa bên Hàn Quốc. Ngoài ra có 53 trường bị hạn chế cấp visa.
Đại sứ quán Hàn Quốc tại Hà Nội
Cục xuất nhập cảnh Hàn quy định: Các trường Đại học, Cao đẳng thuộc diện trường bình thường và phải đặt cọc 10,000 USD trong ngân hàng Hàn thì được cấp mã code visa, các trường thuộc top trường 1% thì tùy từng thời điểm để quyết định cấp code visa hay thư mời.
Chú ý: Số tiền đặt cọc chống trốn 10.000 USD trong ngân hàng Hàn (6 tháng ngân hàng trả 1/2, 1 năm trả hết gốc và lãi). Các trường yêu cầu đặt cọc 10.000 USD thì điều kiện nhận học sinh rất đơn giản, nhiều trường hợp 30 tuổi và điểm rất thấp vẫn đi được.
Làm bài trên giấy 15 phút, tất cả ngồi chung 1 phòng, sau đó ngồi tại chỗ, người phỏng vấn sẽ đi lần lượt từng bàn để phỏng vấn, có 1 người Hàn hỏi, 1 người phiên dịch bên cạnh (chủ yếu để hỗ trợ thôi còn chính vẫn là người Hàn hỏi và mình trả lời).
PHẦN 1: LÀM BÀI TRÊN GIẤY
Thời gian làm bài: 15 phút
Số lượng câu: Tầm 10 câu
- Giới thiệu bản thân bằng tiếng Hàn
- 2 câu toán (Phép tính, giải phương trình)
- 2 câu trắc nghiệm đơn giản
- 1 số câu hỏi khác bằng tiếng Hàn:
Một số câu thường gặp như: Chọn chuyên ngành gì, lí do là gì; Giới thiệu quê hương; qua hàn muốn đi du lịch ở đâu, tại sao; Uớc mơ, công việc muốn làm trong 10 năm tới; Mục đích đi hàn; Sở thích là gì; Công việc của bố mẹ là gì; Điểm mạnh, điểm yếu; Tính cách của bạn như thế nào,…
PHẦN 2: VẤN ĐÁP
Mỗi bạn sẽ được hỏi tầm 3-10 câu, câu hỏi thường liên quan đến phần đã viết, hoặc phụ thuộc vào hồ sơ từng bạn
Phỏng vấn trực tiếp với Đại sứ quán
Sau đây là 1 số câu hỏi thường gặp:
- Học tiếng Hàn bao lâu rồi, ở đâu, giáo viên là nam hay nữ
- Tại sao muốn đi du học? Tại sao không đi du học nước khác mà đi du học Hàn, tại sao không đi học đại học/ thạc sĩ/ đi làm ở Việt Nam mà qua Hàn du học
- Lí do chọn chuyên ngành
- Nói về quê hương của em, nói về gia đình của em,..
- Sau khi tốt nghiệp bên hàn sẽ làm gì? Sau khi tốt nghiệp bên hàn có quay trở về việt nam không? Sau khi quay trở về Vn sẽ làm công việc gì?
- Sau khi tốt nghiệp cấp 3 đã làm gì? Học chuyên ngành gì ở đâu hay đi làm gì ở đâu, còn làm ở đó không, còn học ở đó không (Hỏi xoáy quanh phần này đặc biệt những bạn có năm trống nhiều)
- Kế hoạch học tập tại Hàn, sang hàn muốn học trong bao lâu, muốn ở Hàn trong bao lâu?
- Sau khi qua hàn muốn đi du lịch ở đâu, muốn sống ở đâu, sống ở thành phố nào muốn mua gì, ăn gì, làm gì? Vì sao?
- Điểm mạnh, điểm yếu, tính cách của em như thế nào?
- Hi vọng tương lai/ ước mơ
- Một số câu test khả năng tiếng hàn, ví dụ em đến đây bằng gì, hết bao nhiêu phút, hà nội nổi tiếng gì? Hôm nay là thứ mấy, em học tiếng hàn bao lâu rồi, cuối tuần trước đã gặp ai, sở thích là gì?
- Hỏi các từ vựng có trong phần đã viết
Thường các bạn ít năm trống sẽ được hỏi mấy câu dễ để test phản xạ hơn, còn các bạn có nhiều năm trống sẽ được hỏi kĩ hơn sau khi tốt nghiệp làm gì, lí do đi hàn (Ngoài phần phản xạ tiếng hàn người ta còn quan tâm đến nội dung có thuyết phục hay không)
ĐỀ PHỎNG VẤN THỰC TẾ
- Giới thiệu bản thân bằng tiếng Hàn
- 980 + 320
- Toán -1/2
- Chọn ngành
- Tốt nghiệp khi nào, sau tốt nghiệp làm gì
- Cuối tuần này gặp ai
- Dự định sống ở đâu
- Hi vọng tương lai
- Từ quê đến HQ, máy bay ……. ( 로 )
- Quê….. , bơi ( 호수 )
7 câu hỏi miệng (Tên, quê, ước mơ, học tiếng hàn ở đâu, có người quen bên Hàn không,..)
NÊN HỌC NHƯ THẾ NÀO?
– Nội dung câu hỏi vấn đáp sẽ chủ yếu xoay quanh phần đã viết, nên chú ý hiểu hết những gì mình đã viết và có thể giải thích sâu hơn về những nội dung đó (ví dụ trả lời được các câu hỏi xoay quanh công việc sau khi tốt nghiệp)
– Trả lời đúng trọng tâm, ngắn gọn vì nếu viết dài quá sẽ không đủ thời gian và không đủ chỗ để viết -> Các bạn có thể chuẩn bị một bản ngắn gọn để viết còn khi nói thì không giới hạn nhưng cũng không nên nói lan man, chung chung mà nên đi thẳng vào chủ đề.
– Phần vấn đáp khi ôn nên học bao quát để có thể phản xạ được các câu hỏi liên quan, không nên học tủ chỉ một câu hỏi
– Đại sứ quán có thể thay đổi form đề trong thời gian sắp tới nên khi học cần học thực sự chứ không nên học tủ vì khi thay đổi bất ngờ sẽ không ứng phó kịp
– Ngoài việc trả lời hết được đầy đủ các câu hỏi đưa ra thì DSQ có thể đánh giá khả năng tiếng hàn dựa trên các yếu tố sau: Phát âm, khả năng phản xạ nhanh chậm, nội dung nói và viết có chất lượng và thuyết phục không, thái độ thể hiện khi phỏng vấn có thể hiện là mình có ý chí quyết tâm đi du học không
Hi vọng những chia sẻ trên sẽ hữu ích cho các bạn đang chuẩn bị phỏng vấn đại sứ quán kì tháng 12 cũng như các bạn có dự định đi Top 2. Mọi thắc mắc bạn vui lòng liên hệ với Key Edu qua Fanpage hoặc số Hotline: 0246.6629.199 – 0984.754.199