HỌC TIẾNG NHẬT CÓ KHÓ KHÔNG?

Ngày nay, dưới sự đổ bộ ào ạt của các tập đoàn, công ty Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam đã khiến cho nhu cầu học tiếng Nhật của người Việt trong thời gian gần đây tăng mạnh. Khi đã biết tiếng Nhật, bạn sẽ được mở ra rất nhiều cơ hội nghề nghiệp. Vì thế mà ở bài viết này, KEY EDU sẽ gửi đến các bạn những thông tin về các kỳ thi tiếng Nhật, học tiếng Nhật có khó không?, cơ hội nghề nghiệp và những phương pháp để học tốt tiếng Nhật nhé.

 Các cấp độ tiếng Nhật và cơ hội nghề nghiệp

1.1 Các cấp độ trong tiếng Nhật

Trong tiếng Nhật, phổ biến nhất chính là các cấp độ Kyu, bạn vẫn hay thấy nó dưới dạng: N1, N2, N3, N4, N5. Đây là năm cấp độ đánh giá trình độ tiếng Nhật của bạn thông qua một kỳ thi gọi là JLPT hay còn gọi là kì thi Kyu. Kỳ thi được tổ chức bởi Japan Foundation (国際交流基金 – こくさいこうりゅうききん) một tổ chức thuộc Bộ Ngoại Giao Nhật Bản.

Để dễ hình dung, các bạn cứ hình dung theo cách này, trong tiếng Nhật có các cấp độ sau:

N5 = 5Kyu

Hiểu trong mức độ nào đó tiếng Nhật căn bản.

Người học có thẻ đọc hiểu cụm từ, câu, đoạn văn dạng cố định viết bằng chữ hirakana, chữ hán cơ bản dùng trong sinh hoạt hàng ngày. Nghe được thông tin cần thiết trong hội thoại ngắn, nói chậm trong tình huống hay gặp hàng ngày như lớp học, cuộc sống xung quanh.

N4 = 4Kyu

Có thể hiểu tiếng Nhật cơ bản.

Có thể đọc hiểu văn chương hay dùng hàng ngày viết bằng những từ vựng và chữ kanji cơ bản và hiểu được nội dung hội thoại bên trong tình huống hàng ngày nếu nói chậm.

N3 = 3Kyu

Hiểu ở mức độ nhất định tiếng Nhật dùng trong tình huống hàng ngày.

Có thể đọc hiểu văn chương diễn đạt nội dung cụ thể về vấn đề hàng ngày. Nắm bắt khái quát thông tin từ tiêu đề bài báo. Hiểu văn chương hơi khó trong phạm vi nhìn thấy tại tình huống hàng ngày nếu được nói diễn đạt lại theo cách khác. Có thể nghe – hiểu nội dung cụ thể câu chuyện và quan hệ giữa các nhân vật khi nghe hội thoại có chủ đề trong nói chuyện tự nhiên hàng ngày.

N2 = 2Kyu

Hiểu tiếng Nhật trong tình huống hàng ngày. Hiểu ở mức độ nào đó tiếng Nhật trong các tình huống đa dạng.

Ở trình độ này, người học đã có thể đọc văn bản chủ đề rõ ràng, hiểu nội dung bài báo, bài giải thích, bài tạp chí, bình luận đơn giản, bài giải nghĩa về các chủ đề đa dạng. Đọc các bài viết về chủ đề chung hiểu dòng chảy câu chuyện, ý đồ diễn đạt.

Có thể nghe các tình huống hàng ngày, bài nói tự nhiên trong tình huống đa dạng như hội thoại, tin tức, hiểu dòng chảy câu chuyện, nội dung quan hệ giữa nhân vật, nắm được ý chính.

N1 = 1Kyu

Có thể hiểu tiếng Nhật trong tình huống đa dạng.

Với cấp độ N1, người học đã hoàn toàn có thể đọc bình luận báo chí viết về đề tài đa dạng, đọc văn viết hơi phức tạp về mặt lí luận, văn viết có độ trừu tượng cao, hiểu cấu trúc cũng như nôi dung bài văn. Có thể đọc các bài có nội dung sâu hơn về nhiều chủ đề, hiểu dòng chảy câu chuyện, ý đồ diễn đạt. Hiểu chi tiết dòng chảy câu chuyện, quan hệ giữa các nhân vật, cấu trúc lý luận của nội dung khi nghe bài nói như tin tức, hội thoại, bài giảng trong các tình huống đa dạng.

1.2   Cơ hội việc làm với tiếng Nhật

Với mỗi trình độ tiếng Nhật sẽ tương đương với những cơ hội nghề nghiệp khác nhau. Với sự ồ ạt của các công ty Nhật Bản ngày nay thì các ngành nghề liên quan đến tiếng Nhật cũng trở nên đa dạng hơn bao giờ hết.

  • Với trình độ từ N4 – N5, bạn có thể làm những công việc như nhân viên xử lý dữ liệu – bạn sẽ chuyển văn bản tiếng Nhật bản scan thành dữ liệu số được nhập vào hệ thống. Phục vụ trong nhà hàng/quán ăn Nhật – những nhà hàng/quán ăn bạn làm có thể sẽ là cơ hội để bạn thực hành những câu tiếng Nhật cơ bản nhất trực tiếp với người Nhật (thường cũng sẽ có khách Nhật). Tiếp tân/hướng dẫn/trả lời fanpage – Điểm chung là bạn sẽ xử lý những câu hỏi thăm thông tin dịch vụ của khách hàng, không phải lúc nào là khách Nhật.
  • Đa số những công việc này sẽ có mức lương dao động từ 6 – 8 triệu / tháng hoặc được tính theo giờ. Đây là những công việc phù hợp cho những bạn sinh viên và đang trên con đường trau dồi tiếng Nhật của mình.
  • Với trình độ từ N3 trở lên, bạn gần như đã có thể xin được mọi vị trí công việc mà mình muốn trong một công ty. Trong số đó là biên/ phiên dịch viên tiếng Nhật, thư ký, giáo viên, IT, hành chính – nhân sự, nhân viên kỹ thuật, quản lý sản xuất,….

shirobako 6 office

  • Những công việc này sẽ mang lại cho bạn một mức lương dao động từ 400$ – hơn 1000$ tuỳ vào tình độ và kinh nghiệm của bạn.

Những nội dung cần học để thành công với tiếng Nhật – học tiếng Nhật có khó không?

2.1 Bảng chữ cái

Tiếng Nhật được chia làm 3 bảng chữ cái với sự sắp xếp trật tự của 46 âm tiết. Phân loại ra các hệ thống chữ viết khác nhau và cách sử dụng chúng là phần rất quan trọng khi học tiếng Nhật. Sau đây, tiếng Nhật Daruma xin tổng quan ngắn gọn về các bảng chữ cái tiếng Nhật:

Bảng chữ cái Hiragana: Hiragana là từ có một âm tiết, các chữ cái thể hiện ngữ âm tạo thành một hệ thống chữ viết tiếng Nhật. Không giống như bảng chữ cái tiếng Anh, mỗi chữ cái đại diện cho một âm tiết, có thể bao gồm nguyên âm và phụ âm.

d75b7q5 47354b10 754a 4ed1 9ecc de7844dcce7f

Bảng chữ cái Katakana: Katakana cũng là từ có một âm tiết, thường được sử dụng cho các từ nước ngoài. Cùng với nhau, hiragana và katakana tạo nên toàn bộ âm thanh trong tiếng Nhật.

d8d6pzp 98be3fd3 6568 4e8b 97dc e8390d1a07c9

Bảng chữ Kanji: Kanji là các ký tự Trung Quốc được sử dụng làm hệ thống chữ viết tiếng Nhật. Trong khi chữ hiragana và katakana chỉ đơn giản là các chữ cái ngữ âm, chữ kanji là chữ tượng hình, các ký tự có ý nghĩa.  46 chữ cái được sử dụng để phiên âm hiragana và katakana cũng được sử dụng để phiên âm kanji.

2.2 Ngữ pháp tiếng Nhật – học tiếng nhật có khó không ?

Về hình thức, ngữ pháp tiếng Nhật được thể hiện ở 3 điểm dưới đây:

–      Câu chính là sự nối tiếp liên tục của âm
–      Ở phần trước và sau nhất định phải có dấu ngắt câu.
–      Âm điệu đặc thù gia tăng ở phần cuối câu.

Cách sắp xếp thành phần

S – O – V (chủ ngữ – bổ ngữ – vị ngữ) ngược lại trong tiếng Việt

Vị ngữ là thành phần quan trọng không thể thiếu ở cuối câu. Đa phần ý nghĩa ngữ pháp đều thể hiện ở vị ngữ. Vì vậy nếu không nghe đến tận cùng thì không thể hiểu được thông tin của câu.
VD:  彼 は 先生 です。
Anh ấy  là   giáo viên   

Đặc trưng của ngôn ngữ thuộc loại hình chắp dính thể hiện rõ nhất qua hoạt động của vị ngữ. Phụ tố biểu hiện ý nghĩa về thời, thể, hình thái đều được thể hiện bằng cách lắp ghép vào động từ vị ngữ.

   VD:  たべる ( ăn) động từ nguyên mẫu
   たべます(ăn) dạng lịch sự
   たべた   (đã ăn) dạng quá khứ
   たべなさい (ăn đi) dạng mệnh lệnh không lịch sự
   たべない (không ăn) dạng phủ định
   たべるな (cấm không ăn) dạng nghiêm cấm

5 đặc trưng trong ngữ pháp tiếng Nhật đó là:

  • Động từ được đặt ở cuối câu
  • Chức năng ngữ pháp được biểu thị bởi trợ từ
  • Từ biểu thị chủ đề câu: は
  • Từ biểu thị chủ thể: が
  • Từ để hỏi: か[ka] Trợ từ か[ka] của 1 câu được đính kèm với 1 mệnh đề để tạo câu hỏi. 
  • Vậy thì, khó khăn khi học ngữ pháp tiếng Nhật có lẽ chính là bởi sự sắp xếp chủ-vị ngữ không giống với tiếng Việt, khiến chúng ta sẽ bối rối ở những bước đầu tiên. Đặt câu như thế nào, dịch như thế nào cho đúng,….hẳn là những khó khăn mà cần thời gian mới có thể thích nghi được.

2.3 Kanji trong tiếng Nhật – học tiếng nhật có khó không ?

Như đã nói bên trên, Kanji được lấy từ bộ chữ Hán của Trung Quốc và được đọc bằng âm Hiragana. Chữ Kanji chuyên được dùng để viết một số phần trong câu như sử dụng làm danh từ, tính từ và động từ.Các chữ trong bộ Hiragana được dùng để viết đuôi của động từ.Còn chữ Katakana có vai trò biểu thị các từ tượng thanh.

88

  • Đối với trình độ sơ cấp N5, các bạn cần học khoảng 150 chữ Kanji đơn giản nhất, ít nét viết.
  • Đối với trình độ N4, các bạn còn cần phải học thêm khoảng 170 chữ Kanji khác khó hơn.
  • Đối với trình độ N3 các bạn sẽ phải học thêm được 300 chữ Kanji nữa.
  • Đối với trình độ N2 các bạn cần học được 600 từ Kanji mới
  • Đối với trình độ N1 các bạn cần học được thêm 800 chữ Kanji.

Khó khăn lớn nhất khi học tiếng Nhật Kanji, đó là bạn sẽ phải học 1945 chữ Kanji được chấp nhận sử sử dụng và đưa vào giảng dạy trong trường học tại Nhật Bản. Đối với những người không quen sử dụng chữ tượng hình như người Việt Nam thì đây là con số khá lớn, và đối với những chữ Kanji ở trình độ cao, nét chữ phức tạp và giống nhau thì sẽ lại càng mất nhiều thơi gian hơn.

2.4 Đọc hiểu tiếng Nhật – học tiếng nhật có khó không ?

Đọc hiểu ở trình độ sơ cấp:

Khi mới bắt đầu học tiếng Nhật, chúng ta chỉ nên đọc những đoạn văn ngắn, những đoạn bài đọc có liên quan đến từ vựng và ngữ pháp mà chúng ta vừa học, như thế sẽ có thể vừa ôn bài vừa vận dụng tốt những kiến thức vừa học.

Với những bạn học tiếng Nhật theo giáo trình (ví dụ như Minna No Nihongo) thì thường sẽ có bài đọc đi kèm ở phía sau sách hoặc ở trong sách bài tập.

Đọc hiểu đối với trình độ trung cấp

Khi đã tiến lên tình độ này, bạn có thể tự do lựa chọn những nguồn báo, kênh thông tin mà bạn thích để có thể luyện đọc, tuy nhiên điều này sẽ ít liên quan đến format của đề thi JLPT, vì thế mà bên cạnh đó, bạn cần phải đọc thêm những bài đọc từ những giáo trình luyện đọc trung cấp nữa nhé!.

3539235

Bạn cũng nên dành thời gian đọc báo và tạp chí bằng tiếng Nhật. Các bạn có thể truy cập vào các trang báo NHK News Web Easy để đọc báo, trang này có Furigana nên không quá khó. Việc này còn giúp bạn tăng thêm hiểu biết về Nhật Bản. Những người học ôn thi JLPT nên bỏ ra khoảng 1 – 1.5 tiếng mỗi ngày để đọc báo vì việc đọc báo nâng cao khả năng đọc hiểu hơn việc luyện đề rất nhiều.

西の魔女が死んだ(にしのまじょがしんだ): đây là quyển sách khá mỏng và cực kỳ dễ đọc.

告白(こくはく): Lời thú tội (đã xuất bản ở Việt Nam, bạn có thể mua bản dịch tiếng Việt về để đối chiếu)

雪国(ゆきぐに): Quyển này rất nổi tiếng và rất hay.

Đọc hiểu đối với trình độ cao cấp

Trình độ này tương đương với level N2 – N1 trong tiếng Nhật. Như nhiều người đã biết thì khi đi thi JLPT, bài thi năng lực N2 – N1 thường tập trung nhiều vào các vấn đề xã hội, triết học, khoa học tương đối khó đọc. Nhiều bài tuy ngắn nhưng lại khó hiểu và có nhiều bài rất dài với lượng thông tin dày đặc nên bạn phải chọn lọc cẩn thận. Chính vì vậy, để làm được đọc hiểu tốt ở trình độ cao cấp thì bạn nên đọc thành thạo các văn bản báo chí và làm quen với nhiều mẫu câu thường được sử dụng trong các dạng văn bản này.

2.5 Nghe hiểu tiếng Nhật – học tiếng nhật có khó không ?

Để luyện nghe tiếng Nhật, chúng ta cần phải :

  • Tích luỹ cho mình đủ vốn từ vựng cần thiết ở cấp độ đang học. Việc biết nhiều từ vựng sẽ giúp ta dễ hình dung và nắm bắt đại ý người nói đang diễn đạt.
  • Sự chắc chắn về ngữ pháp. Bên cạnh từ vựng, để có thể liên kết và hiểu được chính xác một bài nghe , ta cần phải có ngữ pháp. Hãy xây dựng cho mình một nền tảng chắc chắn về ngữ pháp nhé.
  • Làm quen với cách nhấn nhá và giọng điệu của người Nhật. Một khi đã quen với cách biểu đạt của người nói. Cách họ lên xuống ra sao, rồi phát âm như thế nào. Thế nên có một cách để giúp chúng ta luyện nghe đó là nghe và phân tích Script trước rồi nghe lại câu hỏi sẽ dễ dàng hơn.

gkavvnss5vavra8jzgwne711rdmpwewpbctzazbrklk.png

  • Khó khăn khi học nghe trong tiếng Nhật chính là ta không nắm bắt kịp tốc độ nói của người Nhật, từ đó không đủ thời gian để phân tích từ vựng, ngữ pháp, nội dung cuộc hội thoại. Vì thế mà chúng ta hãy cứ học thật chậm, chọn bai nghe đúng với tình độ của bản thân và nghe đi nghe lại nhiều lần nhé.

2.6 Nói trong tiếng Nhật – học tiếng Nhật có khó không ?

Hãy lưu ý một số quy tắc sau nếu muốn bắt đầu học kaiwa thật tốt trong tiếng Nhật.

  • Hãy xác định mục tiêu giao tiếp của mình. Có thể là trong công việc, giao tiếp hằng ngày, giao tiếp trong môi trường giáo dục,… mỗi loại giao tiếp khác nhau đều có những đặc trung giao tiếp của chuyên ngành đó. Hãy xác định rõ mục tiêu của bạn là gì để luyện tập hiệu qủa nhé.
  • Luyện nghe thường xuyên và hiểu được nội dung bạn nghe. Nghe nhiều sẽ giúp bạn làm quen được với tốc độ nói chuyện và phát âm của người Nhật, từ đó có thể phản xạ nhanh hơn trong giao tiếp ngoài đời thực.
  • Không ngại nói sai. Bạn có thể xấu hổ khi sai, nhưng từ lỗi sai đó mà hãy biến đó thành động lực, thành một bài học để lần sau không còn mắc lại lỗi sai nữa. Càng nhiều lần sai, bạn sẽ càng rút ra được nhiều kinh nghiệm và những bài học thực tiễn, rất hữu ích cho việc nâng cao kỹ năng giao tiếp của bản thân.
  • Khó khăn trong việc học kaiwa có lẽ chính là ở suy nghĩ của bản thân bạn. Bạn sợ, bạn lo rằng người Nhật không hiểu, người Nhật sẽ không thích trò chuyện với người nước ngoài, từ đó không dám mở miệng bắt chuyện. Hoặc bạn sẽ dũng cảm mở ra một chủ đề, không ngại sai ngữ pháp, không ngại luyện tập thường xuyên để tích luỹ được kinh nghiệm, tất cả đều là ở quyết định của bạn.

Học tiếng Nhật có khó không? Mất bao lâu để học tiếng Nhật ?

  • Trung bình với N5, bạn sẽ mất khoảng 150 giờ để hoàn thành các bài học, tương đương 3 tháng .
  • Ở trình độ N4 bạn phải biết được khoảng 1.500 từ vựng tiếng Nhật và 100 cấu trúc ngữ pháp. Muốn nắm vững khối lượng kiến thức này trung bình sẽ cần khoảng 5 tháng. Khi đã ở trình độ N4 thì bạn đã có một vốn liếng từ vựng và ngữ pháp kha khá, có thể tự tin tham gia giao tiếp ở hầu hết các tình huống thường ngày.
  • Với trình độ N3 bạn sẽ phải nắm được tầm 3.750 từ vựng tiếng Nhật cùng khoảng 650 chữ Kanji. Như vậy bạn có thể khá thoải mái tham gia giao tiếp những cuộc đàm thoại có chủ đề nâng cao, phức tạp. Ví dụ như thuê nhà, thăm khám bệnh, an ủi bạn bè, phỏng vấn,… Và muốn đạt được tới trình độ này bạn sẽ phải dành khoảng 6 tháng để học. 

Xem thêm : Phương pháp học hiệu quả để có được JLPT N3

  • Mặc dù khi đã có chứng chỉ N3, cơ hội để trở thành 1 社員 – shyain tại Nhật đã khá cao rồi nhưng nếu có chứng chỉ N2 sẽ càng chắc chắn hơn. Nếu đạt được chứng chỉ tiếng Nhật N2 bạn có thể đọc hiểu hầu hết các tài liệu tiếng Nhật và giao tiếp tiếng Nhật với bạn bè, đối tác, khách hàng một cách tự nhiên. Cơ hội được làm việc tại các công ty sử dụng tiếng Nhật sẽ rộng mở hơn bao giờ hết. Để có thể đạt được N2 bạn sẽ phải nắm được 6.000 từ vựng tiếng Nhật cộng thêm 1.000 chữ Kanji. Vậy sẽ học tiếng Nhật mất bao lâu mới đạt tới trình độ này? Trung bình bạn sẽ cần học tiếng Nhật liên tục trong vòng 1 năm

3907179722dce206228fe142100fc94c

  • Muốn đạt được chứng chỉ tiếng Nhật N1 bạn sẽ cần nắm được 10.000 từ vựng và thêm khoảng 2.000 chữ Kanji. Sẽ mất khá lâu để có thể đạt tới trình độ này. Theo kinh nghiệm của chúng tôi thì nếu bạn học hành chăm chỉ, có phương pháp học khoa học cũng sẽ mất chừng 2 năm.

Một số phương pháp học tiếng Nhật giúp bạn – học tiếng nhật có khó không ?

Chắc chắn để trở nên giỏi tiếng Nhật, chúng ta sẽ phải học nhiều từ vựng, ngữ pháp,… Vì thế mà sau đây, tiếng Nhật Daruma sẽ bật mí một số phương pháp giúp bạn học tiếng Nhật hiệu quả hơn nhé.

+ App điện thoại – tiện lợi, học ở đâu cũng được.

MochiMochi: Đây là app học từ vựng và kanji.  App sẽ dựa trên lịch sử học từ của mỗi người để phân tích và nhắc học đúng khung giờ vàng, giúp hiệu quả ghi nhớ tăng lên gấp nhiều lần so với các cách học từ khác.

Mazii: Đây là app từ điển chắc không còn xa lạ với các bạn học tiếng Nhật nữa. App khá dễ và tiện sử dụng, lúc nào cũng có thể tra từ dễ dàng.

TBS news: Đây là app để đọc và nghe tin tức của Nhật. Có nhiều chủ đề khác nhau và cả video nghe trên Youtube nữa. Nhưng app chỉ có tiếng Nhật vì thế nó sẽ phù hợp với trình độ trung cao cấp hơn.

+ Kênh Youtube – nhiều chủ đề, nội dung bản thân mình thích.

Youtube đã không còn xa lạ với chúng ta, chúng ta lên youtube xem mỗi ngày . Vậy thì cũng hãy dành một ít thời gian để tìm nội dung bạn yêu thích những bằng tiếng Nhật, vừa nghe vừa học chủ đề mình thích sẽ hiệu quả hơn rất nhiều.

+ Sách tiếng Nhật

Giáo trình Minna No Nihongo: Đây được đánh giá là một trong những giáo trình tiếng Nhật dễ học nhất hiện nay và được sử dụng giảng dạy trong các trung tâm tiếng Nhật, trường học tiếng Nhật tại Việt Nam.

Shinkanzen dokkai: sách luyện đọc từ tanbun đến choubun nhiều chủ đề khác nhau, có mẫu và giải thích tiếng Việt và bài luyện tập.

Gokaku dekiru: sách luyện đề JLPT

 

Kết luận: 

Để kết thúc bài viết ngày hôm nay, chúng ta sẽ quay lại với câu hỏi “Học tiếng Nhật có khó không?”, câu trả lời từ Daruma chắc chắn sẽ là “Có”.

Không chỉ mỗi tiếng Nhật mà bất kỳ ngôn ngữ nào cũng vậy, bạn đã học ngôn ngữ nghĩa là bạn đã làm quen một phần nào với văn hoá của đất nước đó. Việc phải tiếp thu một nền văn hoá mới, một dàn từ vựng, ngữ pháp, chữ viết mới sẽ không khiến chúng ta thấy dễ chịu tí nào ở những bước đầu tiên. Tuy nhiên, câu nói “Có công mài sắt có ngày nên kim” từ xa xưa đến hiện tại vẫn chưa bao giờ là sai lầm. Một khi bạn đã nắm được phương pháp học, nắm được những kiến thức cơ bản để lên cao, làm chủ được bản thân mình và làm chủ được tiếng Nhật, bạn sẽ nhận ra mọi công sức mình bỏ ra đều là hữu dụng.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

02466629199
challenges-icon chat-active-icon