Thời gian gần đây Trung tâm tư vấn du học Quốc tế KEY Edu đã nhận được nhiều thông tin từ học sinh; sinh viên nhờ trung tâm tư vấn và hướng dẫn cách làm hồ sơ đi du học Nhật Bản. Việc tự là hồ sơ sẽ giúp các bạn tiết kiệm một khoản không nhỏ từ phí dịch vụ, cũng như theo dõi được quá trình xử lý hồ sơ của mình từ các trường tại Nhật Bản.
Làm hồ sơ du học Nhật có khó không? Quy trình làm hồ sơ như thế nào? Sau đây KEY Edu sẽ hướng dẫn cho các bạn một số thông tin hữu ích liên quan đến hồ sơ du học Nhật Bản.
ƯU ĐIỂM KHI TỰ LÀM HỒ SƠ
– Có thể xin nhập học tại trường mà mình mong muốn
– Tự gửi hồ sơ sang trường
– Giảm tối đa chi phí xử lý hồ sơ, không cần qua các trung tâm du học
– Tự theo dõi được tiến trình xử lý hồ sơ của mình
– Có thể tự gửi hồ sơ đi được nhiều trường cùng lúc, nhiều sự lựa chọn
NHƯỢC ĐIỂM
– Các bạn chưa có kinh nghiệm làm hồ sơ…
– Hồ sơ thiếu sự chặt chẽ, nhiều lỗi sai…
– Có thể thiếu sót hồ sơ, thiếu thông tin…
– Dịch thuật chưa chuẩn…
Để hỗ trợ các bạn tự tin khi làm hồ sơ, KEY EDU với kinh nghiệm của mình sẽ hướng dẫn các bạn các bước làm hồ sơ du học Nhật Bản một cách chi tiết:
Bước 1: Liên hệ tìm hiểu về trường Nhật ngữ và xin lịch phỏng vấn với trường.
– Hãy học thật tốt tiếng Nhật, trình độ N4 hoặc tương đương trước khi liên hệ với Trường.
Tại sao không để sang đó rồi hãy học sau cũng được? Tự làm hồ sơ du học thật ra không khó, nhưng sẽ khó nếu bạn không hiểu tiếng Nhật, vì thế, nếu bạn đã nắm vững phần giao tiếp cơ bản, có thể nghe, hiểu và giao tiếp để trả lời các câu hỏi và hỏi những vấn đề thắc mắc về trường mà bạn theo học hoặc địa điểm mà bạn sẽ ở. Như vậy sẽ rất có lợi cho bạn trong việc làm hồ sơ và sẽ được xét duyệt dễ dàng.
– Hãy hỏi kỹ thông tin cần thiết trước khi bạn quyết định làm hồ sơ.
+ Trước khi bắt tay vào làm hồ sơ du học thì bạn hãy lựa chọn thật kĩ trường học và địa điểm phù hợp với nhu cầu của bạn, sau đó đừng quên lưu lại số điện thoại của trường và gọi điện tìm hiểu thật kĩ về quy trình tuyển sinh, thời gian tuyển sinh, thời gian nhận hồ sơ, thời gian bắt đầu học, hồ sơ tuyển sinh thì cần những gì và có những lưu ý gì, những giấy tờ cần thiết nên chuẩn bị trước là gì và chuẩn bị như thế nào, ở đâu,….. và còn nhiều những vấn đề khác, hãy hỏi thật kĩ nếu bạn vẫn còn mơ hồ nhé.
+ Do bạn gọi nói chuyện trực tiếp với các trường học ở Nhật Bản nên đôi khi có những trường không có bộ phận hỗ trợ tiếng Việt vì vậy mà việc học tiếng Nhật trước khi du học thật sự rất quan trọng đấy nhé.
– Sau khi quyết định chọn trường và đã tìm hiểu kỹ lưỡng, bước tiếp theo bạn cần nộp hồ sơ đăng ký phỏng vấn với trường. Tưởng tượng nó là một cuộc trò chuyện cởi mở với các thầy cô về mục đích và những kế hoạch trong tương lai của bạn và giữ một phong thái ổn định, tự tin nhất để các thầy cô tin tưởng và nhận bạn vào trường nhé ! Khi xét thấy bạn đủ điều kiện tuyển sinh mà trường yêu cầu, bạn sẽ được bố trí buổi phỏng vấn với đại diện trường. Nếu bạn qua vòng phỏng vấn này, bạn sẽ được nhận.
Các bạn hãy chuẩn bị thật kỹ những điều đó trước khi làm việc với trường nhé.
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ du học
Các bước làm hồ sơ được chuẩn bị kỹ lưỡng, các bạn phải tự mình hoàn thiện hồ sơ Du học của mình.
Hầu hết các bộ hồ sơ du học Nhật Bản bao gồm các giấy tờ cá nhân cơ bản sau:
– Đơn xin nhập học (Đơn xin nhập học được điền đầy đủ và có chữ ký của học sinh)
– Sơ yếu lý lịch
– Lý do du học
– Ảnh chân dung (3×4, 4×6) không đeo kính, áo sơ mi trắng và nền trắng.
1. Hồ sơ của học sinh
– Bản sao công chứng của Chứng minh thư (hoặc căn cước công dân), hộ chiếu
– Giấy khai sinh của học sinh
– Bằng tốt nghiệp THPT, Trung Cấp, Cao đẳng, Đại học (nếu có): bản gốc và bản sao công chứng.
– Học bạ THPT hoặc bảng điểm nếu đã tốt nghiệp Trung Cấp, Cao đẳng, Đại học: bản gốc và bản sao công chứng.
– Sổ hộ khẩu
– Chứng chỉ năng lực tiếng Nhật (Top J, Nattest, JLPT…) Chứng chỉ và bảng điểm.
– Giấy xác nhận công việc (đối với những bạn đang và đã đi làm).
2. Hồ sơ của Người bảo lãnh
– Các giấy tờ đảm bảo hỗ trợ chi phí.
+ Giấy bảo lãnh tài chính
+ Giấy chứng nhận thu nhập của người bảo lãnh: Bố, mẹ hoặc người nuôi dưỡng. (Giấy xác nhận công việc, giấy xác nhận thu nhập, giấy xác nhận bảng lương hoặc giấy đăng ký kinh doanh, chứng nhận quyền sử dụng đất…)
+ Giấy xác nhận số dư ngân hàng và sổ tiết kiệm (bản sao)
– Danh sách gia đình (bao gồm có cả tên học sinh và người bảo lãnh)
Lưu ý:
– Hồ sơ du học và Đơn xin nhập học ở Nhật Bản tuyệt đối KHÔNG được tẩy xóa.
– Tất cả thông tin bạn khai báo phải trùng khớp với bản gốc.
– Cẩn thật không bao giờ dư thừa, hãy kiểm tra thật kĩ hồ sơ trước khi gửi đi nhé!
– Các giấy tờ được dịch toàn bộ sang tiếng Nhật và gửi cho các trường bên Nhật. Đừng tiết tiền, hãy thuê dịch vụ giúp bạn dịch thuật công chứng nhé!
Cũng như sơ yếu lý lịch bạn thường làm, nhưng bạn cần phải có thêm một các giấy tờ được dịch sang tiếng Nhật được công chứng theo yêu cầu của nhà trường. Loại này thì bạn tuyệt đối không được vì tiếc tiền mà tự làm, hãy nhờ các trung tâm dịch thuật công chứng uy tín để làm loại giấy tờ này nhé. Nhớ là không được tự làm loại giấy tờ này vì có thể bạn sẽ trượt.
Bước 3: Chờ đợi trường xét duyệt hồ sơ, phỏng vấn COE
– Hồ sơ học tập đẹp thì sẽ có khả năng trúng tuyển cao. Sau khi trường bên Nhật nhận hồ sơ ứng tuyển của du học sinh, nếu hồ sơ đạt yêu cầu trường sẽ gửi nộp hồ sơ của học sinh lên Cục Xuất nhập cảnh Nhật Bản Bản xin giấy chứng nhận tư cách lưu trú, sau 2 tháng Cục Xuất nhập cảnh Nhật Bản Bản thông báo kết quả cấp “Giấy chứng nhận tư cách lưu trú”.
– Sau khi đã gửi hồ sơ thì hãy chờ điện thoại của nhà trường, Cục xuất nhập cảnh Nhật Bản và trả lời tốt nhất có thể mọi câu hỏi của họ. Đó là điều quan trọng cuối cùng, quyết định tương lai của các bạn. Hãy nắm bắt cơ hội nhanh nhất có thể. Vì vậy, Điện thoại là báu vật, hãy luôn giữ điện thoại bên mình và đảm bảo trả lời điện thoại mọi lúc mọi nơi.
Bước 4: Chờ giấy nhập học + tư cách lưu trú COE từ trường gửi về.
– Nễu đỗ COE, trường gửi bản photo “Giấy chứng nhận tư cách lưu trú” và “Giấy yêu cầu nộp học phí”. Bạn có thể tự hoàn thiện học phí của trường theo hóa đơn trường.
– Nếu trượt COE, trường sẽ gửi lỗi trượt hồ sơ và hồ sơ về cho bạn. Bạn sẽ kiểm tra lỗi trượt, hoặc hỏi trực tiếp thầy cô bên Trường để được nhận lỗi rõ ràng hơn. Bạn cũng đừng nản, hãy cố gắng kiểm tra thật kỹ hồ sơ rồi làm lại hồ sơ 1 lần nữa nhé.
Bước 5: Sau khi có giấy nhập học và COE sẽ làm thủ tục xin visa
– Sau khi nhận được COE, du học sinh sẽ tiến hành bổ sung những giấy tờ cần thiết khác để tiến hành thủ tục xin cấp VISA tại Đại sứ quán Nhật Bản hoặc Tổng lãnh sự quán Nhật Bản.
(Khi bạn đã đóng học phí theo hóa đơn cho Trường, Trường gửi về “Giấy báo nhập học” , “Giấy chứng nhận tư cách lưu trú bản gốc”, “Giấy hướng dẫn đến Nhật Bản”).
– Thủ tục xin visa
+ Bản tải Tờ khai xin visa (link: https://www.vn.emb-japan.go.jp/files/000475049.pdf ) điền đầy đủ thông tin, dán ảnh.
+ Hộ chiếu ký tên và đính kèm COE gốc
+ Giấy thông báo nhập học bản sao.
– Bạn mang đến Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam (ở Hà Nội), Lãnh sự quán Nhật Bản tại Việt Nam (ở TP. HCM)
– Bạn chờ 5-7 ngày
Bước 6: Đặt vé máy bay sau khi đã có Visa
– Thời gian lưu trú in trên Visa sẽ dựa theo COE được cấp. Thông thường Visa học tiếng sẽ được cấp là 1 năm 3 tháng (và thời gian gia hạn tối đa là 2 năm 3 tháng). Và Visa học trường chuyên môn là 1 hoặc 2 năm.
– Có visa rồi, bạn đặt vé máy bay
– Liên hệ với trường Nhật ngữ để được trường đón
Bước 7: Lên đường sang Nhật.
Vậy bây giờ bạn đã là một du học sinh Nhật Bản rồi. Bạn nhập học và bắt đầu những ngày học đầu tiên ở xứ sở hoa anh đào.
Bước 8: Đăng kí các giấy tờ ngân hàng và đăng kí việc làm thêm
Trên đây là những chia sẻ về quy trình tự làm hồ sơ đi du học Nhật Bản. Hy vọng sẽ mang lại cho các bạn những thông tin hữu ích. Nếu các bạn có điều gì thắc mắc hoặc chưa hiểu, đừng ngần ngại gọi điện đến Hotline của Trung tâm Tư vấn du học Quốc tế KEY Edu để được tư vấn và hướng dẫn một cách chi tiết nhất.
Chúc các bạn thành công!