Nhật Bản là quốc gia xét duyệt rất chặt về vấn đề xin visa đối với du học sinh quốc tế. Sau đây, trung tâm tư vấn du học quốc tế KEY Edu sẽ hướng dẫn cho các bạn về trường hợp đã từng xin visa TTS (thực tập sinh), muốn quay lại theo diện du học, cần phải làm hồ sơ rất thận trọng và nắm rõ được các nguyên tắc cơ bản sau:
1. Quy định về thời gian
Đối với trường hợp TTS đã từng tham gia đơn hàng 01 năm và 03 năm tại Nhật Bản, sau khi kết thúc chương trình thực tập, cần phải về nước tối thiểu 01 năm, tính từ ngày về nước tới khi trình Cục XNC xin tư cách lưu trú (COE) du học. Về nguyên tắc, sau khi kết thúc chương trình thực tập, các TTS phải dùng những kiến thức, kinh nghiệm đã học hỏi được tại Nhật, vận dụng vào công việc của mình (theo đơn hàng đã thực tập) ít nhất 01 năm tại Việt Nam.
Tuy nhiên,trên thực tế có rất nhiều trung tâm nhận giải trình hồ sơ TTS quay lại du học, khi các TTS mới về nước được 6 tháng, điều đó rất khó để Cục XNC cấp COE. Đồng thời sẽ làm thu hẹp cánh cửa quay trở lại Nhật Bản, nếu như TTS bị Cục XNC đánh trượt hồ sơ.
2. Giấy tờ gốc của chương trình TTS (bắt buộc phải có):
– Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình thực tập: JITCO; OTIT.
– CV gốc: Bản CV mà TTS đã từng khai khi tham gia chương trình thực tập.
– Giấy xác nhận công việc: Xác nhận cho TTS đã từng làm công việc đúng ngành nghề đã thực tập tại Nhật.
– Chứng chỉ năng lực tiếng Nhật
3. Năng lực tiếng Nhật:
– Đối với trường hợp đã từng đi TTS đơn hàng 01 năm muốn quay lại du học, điều kiện tối thiểu phải có là chứng chỉ tiếng Nhật N4 và năng lực tiếng tương đương.
– Đối với trường hợp đã từng đi TTS đơn hàng 03 năm muốn quay lại du học, điều kiện tối thiểu phải có là chứng chỉ tiếng Nhật N3 và năng lực tiếng tương đương.
=> Lưu khi làm hồ sơ quay lại Nhật Bản lần 2:
Để được xét duyệt COE từ Cục XNC, việc đầu tiên là hồ sơ phải đảm báo tính thống nhất giữa lần 1 và lần 2, việc giải trình cũng cần phải có sự logic. Tuy nhiên, con số thống kê cho thấy, có rất nhiều trường hợp TTS làm hồ sơ quay lại du học, nhưng bị Cục XNC Nhật Bản đánh trượt. Mà điển hình lỗi trượt là: Nộp thiếu hồ sơ; giấy tờ, người nộp đơn không đáng tin cậy, lỗi do học bạ, sổ hộ khẩu,… đa phần TTS bị đánh trượt do hồ sơ giấy tờ, hoặc người làm hồ sơ không chỉn chu, tính logic chưa cao, nên bị Cục XNC nghi ngờ gian lận và đánh trượt.
Trên đây là những nội dung chia sẻ của KEY Edu về chương trình du học Nhật Bản, dành cho những TTS muốn quay lại Nhật Bản. Hy vọng sẽ mang lại những thông tin hữu ích cho các bạn.